Văn phòng luật Nguyễn Trần và Cộng Sự

Văn phòng luật Nguyễn Trần và Cộng sự chuyên các dịch vụ tư vấn, hợp đồng,... Mọi công việc làm trên sự uy tín, đảm bảo chất lượng tốt nhất cho khách hàng!!!

Pháp luật qui định về tiêu chuẩn đạt danh hiệu văn hóa gia đình Theo quy định của pháp luật cụ thể tại Điều 4 Thông tư 12/2011/NĐ-CP quy ...

Pháp luật qui định về tiêu chuẩn đạt danh hiệu văn hóa gia đình

Theo quy định của pháp luật cụ thể tại Điều 4 Thông tư 12/2011/NĐ-CP quy định về Tiêu chuẩn Danh hiệu “Gia đình văn hóa”   . Cụ thể:
1. Gương mẫu chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tích cực tham gia các phong trào thi đua của địa phương:
a) Thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ công dân; không vi phạm pháp luật Nhà nước, quy định của địa phương và quy ước, hương ước cộng đồng;
b) Giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; vệ sinh môi trường; nếp sống văn hóa nơi công cộng; bảo vệ di tích lịch sử văn hóa, cảnh quan của địa phương; tích cực tham gia các hoạt động xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư;
c) Không vi phạm các quy định về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; không sử dụng và lưu hành văn hóa phẩm độc hại; không mắc các tệ nạn xã hội; tham gia tích cực bài trừ tệ nạn xã hội và phòng chống các loại tội phạm;
d) Tham gia thực hiện đầy đủ các phong trào thi đua; các sinh hoạt, hội họp ở cộng đồng.
2. Gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ, tương trợ giúp đỡ mọi người trong cộng đồng:

a) Vợ chồng bình đẳng, thương yêu giúp đỡ nhau tiến bộ. Không có bạo lực gia đình dưới mọi hình thức; thực hiện bình đẳng giới; vợ chồng thực hiện sinh con đúng quy định, cùng có trách nhiệm nuôi con khỏe, dạy con ngoan;
Liên hệ đến văn phòng luật Hồ Chí Minh để được tư vấn luật chi tiết nhất: http://www.luatsuhcm.vn/van-phong-luat-ho-chi-minh/

Việc sử dụng bất hợp pháp hóa đơn Sử dụng bất hợp pháp hóa đơn theo quy định tại Điều 23 Thông tư 39/2016/TT-BTC về hóa đơn bán hàng, cun...

Việc sử dụng bất hợp pháp hóa đơn

Sử dụng bất hợp pháp hóa đơn theo quy định tại Điều 23 Thông tư 39/2016/TT-BTC về hóa đơn bán hàng, cung ứng dịch vụ như sau:
"Điều 23. Sử dụng bất hợp pháp hóa đơn
1. Sử dụng bất hợp pháp hóa đơn là việc lập khống hóa đơn; cho hoặc bán hóa đơn chưa lập để tổ chức, cá nhân khác lập khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ (trừ các trường hợp được sử dụng hóa đơn do cơ quan thuế bán hoặc cấp và trường hợp được ủy nhiệm lập hóa đơn theo hướng dẫn tại Thông tư này); cho hoặc bán hóa đơn đã lập để tổ chức, cá nhân khác hạch toán, khai thuế hoặc thanh toán vốn ngân sách; lập hóa đơn không ghi đầy đủ các nội dung bắt buộc; lập hóa đơn sai lệch nội dung giữa các liên; dùng hóa đơn của hàng hóa, dịch vụ này để chứng minh cho hàng hóa, dịch vụ khác.
2. Một số trường hợp cụ thể được xác định là sử dụng bất hợp pháp hóa đơn:
- Hóa đơn có nội dung được ghi không có thực một phần hoặc toàn bộ.
- Sử dụng hóa đơn của tổ chức, cá nhân khác để bán ra, để hợp thức hóa hàng hóa, dịch vụ mua vào không có chứng từ hoặc hàng hóa, dịch vụ bán ra để gian lận thuế, để bán hàng hóa nhưng không kê khai nộp thuế.
- Sử dụng hóa đơn của tổ chức, cá nhân khác để bán hàng hóa, dịch vụ, nhưng không kê khai nộp thuế, gian lận thuế; để hợp thức hàng hóa, dịch vụ mua vào không có chứng từ.
- Hóa đơn có sự chênh lệch về giá trị hàng hóa, dịch vụ hoặc sai lệch các tiêu thức bắt buộc giữa các liên của hóa đơn.

- Sử dụng hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ mà cơ quan thuế, cơ quan công an và các cơ quan chức năng khác đã kết luận là sử dụng bất hợp pháp hóa đơn."
Liên hệ đến văn phòng luật Hồ Chí Minh để được tư vấn luật chi tiết nhất: http://www.luatsuhcm.vn/van-phong-luat-ho-chi-minh/

Qui định về đóng thuế khi gửi quà từ nước ngoài về Điều 8 Nghị định 134/2016/NĐ-CP quy định:  Quà biếu, quà tặng được miễn thuế theo qu...

Qui định về đóng thuế khi gửi quà từ nước ngoài về

Điều 8 Nghị định 134/2016/NĐ-CP quy định: 
Quà biếu, quà tặng được miễn thuế theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là những mặt hàng không thuộc Danh mục mặt hàng cấm nhập khẩu, cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, không thuộc danh mục mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (trừ trường hợp quà biếu, quà tặng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt để phục vụ mục đích an ninh, quốc phòng) theo quy định của pháp luật.
Định mức miễn thuế
a) Quà biếu, quà tặng của tổ chức, cá nhân nước ngoài cho tổ chức, cá nhân Việt Nam; quà biếu, quà tặng của tổ chức, cá nhân Việt Nam cho tổ chức, cá nhân nước ngoài có trị giá hải quan không vượt quá 2.000.000 đồng hoặc có trị giá hải quan trên 2.000.000 đồng nhưng tổng số tiền thuế phải nộp dưới 200.000 đồng được miễn thuế không quá 04 lần/năm.
b) Quà biếu, quà tặng của tổ chức, cá nhân nước ngoài cho cơ quan, tổ chức Việt Nam được ngân sách nhà nước đảm bảo kinh phí hoạt động theo pháp luật về ngân sách; quà biếu, quà tặng vì mục đích nhân đạo, từ thiện có trị giá hải quan không vượt quá 30.000.000 đồng được miễn thuế không quá 04 lần/năm.
Trường hợp vượt định mức miễn thuế của cơ quan, tổ chức được ngân sách nhà nước đảm bảo kinh phí hoạt động, Bộ Tài chính quyết định miễn thuế đối với từng trường hợp.

c) Quà biếu, quà tặng của tổ chức, cá nhân nước ngoài cho cá nhân Việt Nam là thuốc, thiết bị y tế cho người bị bệnh thuộc Danh mục bệnh hiểm nghèo quy định tại Phụ lục IV Nghị định này có trị giá hải quan không vượt quá 10.000.000 đồng được miễn thuế không quá 4 lần/năm.
Liên hệ đến văn phòng luật Hồ Chí Minh để được tư vấn luật chi tiết nhất: http://www.luatsuhcm.vn/van-phong-luat-ho-chi-minh/

Các qui định về tiền giả và tiền thật Tại Khoản 2 Điều 23 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010 quy định rõ các hành vi bị cấm đối vớ...

Các qui định về tiền giả và tiền thật

Tại Khoản 2 Điều 23 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010 quy định rõ các hành vi bị cấm đối với đồng tiền Việt Nam như sau:
"Điều 23. Các hành vi bị cấm
1. Làm tiền giả; vận chuyển, tàng trữ, lưu hành tiền giả.
2. Huỷ hoại đồng tiền trái pháp luật.
3. Từ chối nhận, lưu hành đồng tiền đủ tiêu chuẩn lưu thông do Ngân hàng Nhà nước phát hành.
4. Các hành vi bị cấm khác theo quy định của pháp luật."
Đồng thời Khoản 2 Điều 3 Quyết định 130/2003/QĐ-TTg về việc bảo vệ Tiền Việt Nam có quy định:
"Điều 3. Những hành vi bị nghiêm cấm
1. Làm tiền giả, vận chuyển, tàng trữ, lưu hành, mua, bán tiền giả.
2. Hủy hoại tiền Việt Nam bằng bất kỳ hình thức nào.
3. Sao chụp tiền Việt Nam với bất kỳ mục đích nào không có sự chấp thuận trước bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước.
4. Từ chối nhận, lưu hành đồng tiền do Ngân hàng Nhà nước phát hành trong lãnh thổ Việt Nam."
Và có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Khoản 3 Điều 31 Nghị định 96/2014/NĐ-CP với mức phạt tiền là từ 10 triệu đến 15 triệu đồng, ngoài ra có thể bị xử phạt bổ sung là tịch thu toàn bộ tang vật, phương tiện vi phạm.
"Điều 31. Vi phạm quy định về bảo vệ tiền Việt Nam
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi phá hoại, hủy hoại tiền Việt Nam trái pháp luật....
5. Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu toàn bộ tang vật, phương tiện thực hiện hành vi vi phạm tại các Khoản 2, 3, 4 Điều này, giao cơ quan có thẩm quyền xử lý."
Liên hệ đến văn phòng luật Hồ Chí Minh để được tư vấn luật chi tiết nhất: http://www.luatsuhcm.vn/van-phong-luat-ho-chi-minh/

Một số qui định về bộ luật hình sự Điều 8. Khái niệm tội phạm 3. Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội...

Một số qui định về bộ luật hình sự

Điều 8. Khái niệm tội phạm
3. Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù; tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến bảy năm tù; tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
Điều 20. Đồng phạm 
1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.
Điều 279. Tội nhận hối lộ
1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn, trực tiếp hoặc qua trung gian đã nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kỳ hình thức nào có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới mười triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:...
2. Phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:
e) Của hối lộ có giá trị từ mười triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng;
Điều 49. Tái phạm, tái phạm nguy hiểm
1. Tái phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội do cố ý hoặc phạm tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do vô ý.
2. Những trường hợp sau đây được coi là tái phạm nguy hiểm:
a) Đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý;
b) Đã tái phạm, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội do cố ý.
Điều 69. Nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội
2. Người chưa thành niên phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự, nếu người đó phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng, gây hại không lớn, có nhiều tình tiết giảm nhẹ và được gia đình hoặc cơ quan, tổ chức nhận giám sát, giáo dục.
5. Không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội. Khi xử phạt tù có thời hạn, Toà án cho người chưa thành niên phạm tội được hưởng mức án nhẹ hơn mức án áp dụng đối với người đã thành niên phạm tội tương ứng.
Điều 74. Tù có thời hạn
 Người chưa thành niên phạm tội chỉ bị phạt tù có thời hạn theo quy định sau đây:
1. Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá mười tám năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định;

2. Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá mười hai năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá một phần hai mức phạt tù mà điều luật quy định.
Liên hệ đến văn phòng luật Hồ Chí Minh để được tư vấn luật chi tiết nhất: http://www.luatsuhcm.vn/van-phong-luat-ho-chi-minh/

Khi bị người khác xâm hại đến sức khỏe Điều 590. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm 1. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm: a) C...

Khi bị người khác xâm hại đến sức khỏe

Điều 590. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm
1. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;
d) Thiệt hại khác do luật quy định.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khoẻ của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
Liên hệ đến văn phòng luật Hồ Chí Minh để được tư vấn luật chi tiết nhất: http://www.luatsuhcm.vn/van-phong-luat-ho-chi-minh/

Qui định về việc bảo vệ, sử dụng đường ống nước Điều 56 Nghị định 117/2007/NĐ-CP quy định về quyền và nghĩa vụ của khách hàng sử dụng nướ...

Qui định về việc bảo vệ, sử dụng đường ống nước

Điều 56 Nghị định 117/2007/NĐ-CP quy định về quyền và nghĩa vụ của khách hàng sử dụng nước như sau
1. Khách hàng sử dụng nước có các quyền sau:
a) Được cung cấp đầy đủ, kịp thời về số lượng, bảo đảm về chất lượng dịch vụ đã nêu trong hợp đồng;
b) Yêu cầu đơn vị cấp nước kịp thời khôi phục việc cấp nước khi có sự cố;
c) Được cung cấp hoặc giới thiệu thông tin về hoạt động cấp nước;
d) Được bồi thường thiệt hại do đơn vị cấp nước gây ra theo quy định của pháp luật;
đ) Yêu cầu đơn vị cấp nước kiểm tra chất lượng dịch vụ, tính chính xác của thiết bị đo đếm, số tiền nước phải thanh toán;
e) Khiếu nại, tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật về cấp nước của đơn vị cấp nước hoặc các bên có liên quan;
g) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Khách hàng sử dụng nước có các nghĩa vụ sau:
a) Thanh toán tiền nước đầy đủ, đúng thời hạn và thực hiện các thỏa thuận khác trong hợp đồng dịch vụ cấp nước;
b) Sử dụng nước tiết kiệm;
c) Thông báo kịp thời cho đơn vị cấp nước khi phát hiện những dấu hiệu bất thường có thể gây mất nước, ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ, mất an toàn cho người và tài sản;
d) Tạo điều kiện để đơn vị cấp nước kiểm tra, ghi chỉ số của đồng hồ đo nước;
đ) Bảo đảm các trang thiết bị sử dụng nước đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, phù hợp với đặc tính kỹ thuật trang thiết bị của đơn vị cấp nước;
e) Bồi thường khi gây thiệt hại cho đơn vị cấp nước và các tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định của pháp luật;
g) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Điều 21.Quyết định 20/2007/QĐ-UBND thành phố HCM ghi rõ Quy định đối với khách hàng về việc lắp đặt hệ thống dẫn nước sau đồng hồ nước như sau:
1. Không được lắp đặt máy bơm hút nước trực tiếp từ đường ống có nguồn nước do đơn vị cấp nước cung cấp. Chỉ được dùng máy bơm hút nước từ phương tiện chứa nước trong nhà để sử dụng.
2. Trường hợp có hồ cao thì không được nối liền hệ thống sử dụng nước từ hồ cao vào hệ thống cấp nước trực tiếp từ đồng hồ nước, mà phải dẫn nguồn nước từ hồ cao xuống phương tiện chứa nước trong nhà để sử dụng.
3. Trường hợp nơi sử dụng nước có 02 nguồn nước trong cùng một bất động sản (nước do đơn vị cấp nước cung cấp và nước giếng đào hoặc giếng khoan) tuyệt đối không được nối liền các nguồn nước với nhau, không được bơm nguồn nước khác ngược trở vào hệ thống cấp nước.
4. Trường hợp có 02 hay nhiều đồng hồ nước sử dụng nguồn nước do đơn vị cấp nước cung cấp thì hệ thống ống nước của từng đồng hồ nước phải độc lập, không được nối liền nhau.

5. Không được lắp đặt, sử dụng hệ thống ống dẫn nước có chất chì, chất độc hoặc chất có khả năng gây bệnh.
Liên hệ đến văn phòng luật Hồ Chí Minh để được tư vấn luật chi tiết nhất: http://www.luatsuhcm.vn/van-phong-luat-ho-chi-minh/