Việc sử dụng bất hợp pháp hóa đơn
Sử dụng bất hợp pháp hóa đơn theo quy định tại Điều 23 Thông
tư 39/2016/TT-BTC về hóa đơn bán hàng, cung ứng dịch vụ như sau:
"Điều 23. Sử dụng bất hợp pháp hóa đơn
1. Sử dụng bất hợp pháp hóa đơn là việc lập khống hóa đơn;
cho hoặc bán hóa đơn chưa lập để tổ chức, cá nhân khác lập khi bán hàng hóa,
cung ứng dịch vụ (trừ các trường hợp được sử dụng hóa đơn do cơ quan thuế bán
hoặc cấp và trường hợp được ủy nhiệm lập hóa đơn theo hướng dẫn tại Thông tư
này); cho hoặc bán hóa đơn đã lập để tổ chức, cá nhân khác hạch toán, khai thuế
hoặc thanh toán vốn ngân sách; lập hóa đơn không ghi đầy đủ các nội dung bắt buộc;
lập hóa đơn sai lệch nội dung giữa các liên; dùng hóa đơn của hàng hóa, dịch vụ
này để chứng minh cho hàng hóa, dịch vụ khác.
2. Một số trường hợp cụ thể được xác định là sử dụng bất hợp
pháp hóa đơn:
- Hóa đơn có nội dung được ghi không có thực một phần hoặc
toàn bộ.
- Sử dụng hóa đơn của tổ chức, cá nhân khác để bán ra, để hợp
thức hóa hàng hóa, dịch vụ mua vào không có chứng từ hoặc hàng hóa, dịch vụ bán
ra để gian lận thuế, để bán hàng hóa nhưng không kê khai nộp thuế.
- Sử dụng hóa đơn của tổ chức, cá nhân khác để bán hàng hóa,
dịch vụ, nhưng không kê khai nộp thuế, gian lận thuế; để hợp thức hàng hóa, dịch
vụ mua vào không có chứng từ.
- Hóa đơn có sự chênh lệch về giá trị hàng hóa, dịch vụ hoặc
sai lệch các tiêu thức bắt buộc giữa các liên của hóa đơn.
- Sử dụng hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ mà cơ quan thuế, cơ
quan công an và các cơ quan chức năng khác đã kết luận là sử dụng bất hợp pháp
hóa đơn."
Liên hệ đến văn phòng luật Hồ Chí Minh để được tư vấn luật chi tiết nhất: http://www.luatsuhcm.vn/van-phong-luat-ho-chi-minh/
0 nhận xét: