Hình thức xử phạt và cảnh cáo
Điều 21 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về các
hình thức xử phạt như sau:
"Điều 21. Các hình thức xử phạt và nguyên tắc áp dụng
1. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời
hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử
dụng để vi phạm hành chính (sau đây gọi chung là tang vật, phương tiện vi phạm
hành chính);
đ) Trục xuất.
2. Hình thức xử phạt quy định tại điểm a và điểm b khoản 1
Điều này chỉ được quy định và áp dụng là hình thức xử phạt chính.
Hình thức xử phạt quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều
này có thể được quy định là hình thức xử phạt bổ sung hoặc hình thức xử phạt
chính.
3. Đối với mỗi vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức vi phạm
hành chính chỉ bị áp dụng một hình thức xử phạt chính; có thể bị áp dụng một hoặc
nhiều hình thức xử phạt bổ sung quy định tại khoản 1 Điều này. Hình thức xử phạt
bổ sung chỉ được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính."
Điều 22 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về trường
hợp áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo như sau:
"Điều 22. Cảnh cáo
Cảnh cáo được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành
chính không nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ và theo quy định thì bị áp dụng
hình thức xử phạt cảnh cáo hoặc đối với mọi hành vi vi phạm hành chính do người
chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện. Cảnh cáo được quyết định
bằng văn bản."
Liên hệ đến văn phòng luật Hồ Chí Minh để được tư vấn luật chi tiết nhất: http://www.luatsuhcm.vn/van-phong-luat-ho-chi-minh/
0 nhận xét: